[Topic] 7. Tiền (Money)
Làm giàu vốn từ trong giao tiếp với bộ từ vựng tiếng anh về tiền – money
Tiền – money là công cụ chính trong các giao dịch hàng ngày, từ việc đi chợ mua sắm đến các giao dịch thương mại. Bởi vậy nắm được những từ vựng cơ bản liên quan đến tiền sẽ giúp cho việc giao tiếp được diễn ra hiệu quả. Trong bài này, tienganhaz.com sẽ liệt kê những từ vựng thông dụng nhất về tiền trong giao tiếp, chúng mình cùng theo dõi nhé!
Ghi chú:
- Những phiên âm dưới đây: Ưu tiên phiên âm Anh-Anh trước.
- Một từ có thể nhiều hơn 1 phiên âm: Phiên âm Anh-Anh và phiên âm Anh-Mỹ, hoặc phiên âm thông thường và phiên âm dạng yếu – weak-sound (trong một số trường hợp khi nói, hiện tượng nuốt âm hoặc nhiều âm được nói nhẹ đi biến thành một âm nhẹ hơn nhưng gần với nó).
- Trường hợp bạn thấy khó phát âm hoặc học hoài mà vẫn khó nhớ, bạn có thể tham khảo phương pháp luyện khẩu hình phát âm tiếng Anh để có thể nghe và bắt chước, giúp cho việc phát âm trở nên dễ dàng hơn. Hãy thử tìm hiểu xem những ai phù hợp tham gia phương pháp này.
- Xem thêm nhiều chủ đề từ vựng tiếng Anh khác.
Từ vựng
UK | US | ||
Money |
Tiền |
||
coins | /kɔɪnz/ | tiền xu | |
bills | /bɪlz/ | tiền giấy | |
cash | /kæʃ/ | Tiền mặt | |
credit card | /’kred.ɪt kɑd/ | /’kred.ɪt kɑrd/ | Thẻ tín dụng |
cheque | /tʃek / | Séc | |
personal check | /ˈpɜː.sən. əl tʃek/ | Chi phiếu |
Payment methods |
Phương thức trả tiền |
||
pay cash | /peɪ kæʃ/ | trả tiền mặt | |
pay by credit card | /peɪ baɪˈkred.ɪt kɑːd/ | trả bằng thẻ tín dụng | |
pay by cheque | /peɪ baɪ tʃek/ | trả bằng séc | |
pay on the Internet | /peɪ ɒn ðiˈɪn.tə.net/ | thanh toán qua mạng |
Some related words |
Một số từ liên quan |
||
afford | /əˈfɔ:d/ | /əˈfɔ:rd/ | có đủ sức trả, có đủ tiền trả |
income | /ˈɪnkʌm/ | thu nhập | |
pocket money | /ˈpɒk.it ‘mʌn.i/ | /ˈpɑ:kɪt ˌ’mʌni/ | tiền tiêu vặt |
bonus | /ˈbəʊ.nəs/ | /ˈboʊnəs/ | tiền thưởng |
inherit | /ɪnˈher.it/ | thừa kế | |
commission | kəˈmɪʃ. ə n | tiền hoa hồng | |
compensation | /kɒm.pen’seɪ.ʃ ə n/ | /ka:m.pen’seɪ.ʃ ə n/ | tiền đền bù |
salary | /ˈsæləri/ | lương | |
pension | /ˈpen t .ʃ ə n/ | lương hưu | |
profit | /ˈprɒf.ɪt/ | /ˈpra:f.ɪt/ | lợi nhuận |
grant | /grɑːnt/ | /grænt/ | tiền trợ cấp |
piggy bank | /ˈpɪgi/ /bæŋk/ | lợn tiết kiệm | |
bankrupt | /’bæŋ.krʌpt/ | phá sản | |
wealthy | /ˈwel.θi/ | giàu có | |
poverty | /ˈpɒv.ə.ti/ | /ˈpa:v.ə.ti/ | nghèo nàn |
borrow | /ˈbɒr.əʊ/ | /ˈbɑːr.oʊ/ | mượn ai đó |
lend | /lend/ | cho ai mượn | |
invest | /ɪnˈvest/ | đầu tư | |
pay back | /peɪ/ /bæk/ | trả lại tiền |
2. Những mẫu câu giao tiếp phổ biến
Có nhiều cách để hỏi giá tiền. Dưới đây là 3 cách phổ biến nhất:
- Cách 1: How much + to be + N?
- Cách 2: How much do/does + N + cost?
- Cách 3: What + to be + the price of + N?
Ví dụ:
1. How much is this book?
(Quyển sách này giá bao nhiêu?) |
It is 10$.
(Nó có giá 10 đô-la.) |
2. How much does this dress?
(Cái váy này giá bao nhiêu?) |
It costs 20 £.
(Nó có giá 20 bảng Anh.) |
3. What is the price of that computer?
(Chiếc máy tính kia giá bao nhiêu?) |
It’s priced at 2300 yen.
(Nó có giá 2300 yên.) |
Chú ý: Câu trả lời tùy vào mệnh giá tiền mà nơi bạn đang muốn mua đồ nhé. Dưới đây là một số mệnh giá tiền phổ biến bạn có thể tham khảo:
Các đồng tiền
Money | Tiền | |
dolla | /ˈdɒl.ər/ | Đô-la ($) |
pence | /’peni/ | đồng xu penni |
pound | /paund/ | Bảng Anh ( £) |
euro | /ˈjʊroʊ/ | đồng Euro |
cent | /sent/ | đồng xu (thường dùng khi vật có giá trị nhỏ hơn 1$.) |
yen | /jen/ | đồng yên Nhật |
rouble | /’ru:bl/ | đồng rúp |
franc | /fræɳk/ | Đồng tiền Pháp, Bỉ, Thụy Sĩ |
Các cụm từ, thành ngữ liên quan đến tiền:
Make money: kiếm tiền
Most of the people in my country tend to go to big cities to make money for living.
(Phần lớn mọi người ở đất nước tôi có xu hướng đến những thành phố lớn để kiếm sống.)
Spend money: Tiêu tiền
Spend money like water: tiêu tiền hoang phí
She spends money like water because her father is a millionaire.
(Cô ấy tiêu tiền hoang phí vì bố cô ấy là một triệu phú.)
Money talks
Nói về những người/ tổ chức có tiền, người nào có tiền thì quyền lực của họ cũng lớn hơn và có ảnh hưởng hơn những người khác.
Don’t worry. I have a way of getting things done. Money talks.
(Đừng lo. Tôi có cách để việc này được hoàn thành. Có tiền là xong hết.)
Money doesn’t grow on tree
Hàm ý tiền không phải tự nhiên mà có, nên không được phung phí, cần phải cân nhắc khi dùng.
Money doesn’t goes on tree so just save it as much as you can.
(Tiền không phải là lá mít đâu vì vậy hãy tiết kiệm nó nhiều nhất có thể.)
Have money to burn: Có nhiều tiền để tiêu xài
I don’t know what his job is but he certainly seems to have money to burn.
(Tôi không biết cô ấy làm nghề gì nhưng có vẻ như là có nhiều tiền để xài lắm.)
Throw your money around / about
Ném tiền qua cửa sổ, hàm ý tiêu tiền phung phí
Our work is unstable, so do not throw money around by buying these expensive things.
(Công việc của chúng ta không ổn định, vì vậy đừng có ném tiền qua cửa sổ bằng việc mua những thứ đắt đỏ này.)
Sử dụng tiền như thế nào?
Quan điểm về tiền bạc, hãy tham khảo thêm bài viết dưới đây để bạn có thêm kiến thức về tiền cũng như quan điểm cho riêng mình.
Bài đọc 1: Kiến thức chung về tiền
Định nghĩa: Tiền là vật ngang giá chung có tính thanh khoản cao nhất dùng để trao đổi lấy hàng hóa và dịch vụ nhằm thỏa mãn bản thân và mang tính dễ thu nhận (nghĩa là mọi người đều sẵn sàng chấp nhận sử dụng) và thường được Nhà nước phát hành bảo đảm giá trị bởi các tài sản khác như vàng, kim loại quý, trái phiếu, ngoại tệ hoặc được một thuật toán mã hóa trên một mạng máy tính đảm bảo phát hành như Bitcoin, Ethereum.
Tiền được chia làm 3 loại:
- Tiền mặt: Là tiền dưới dạng tiền giấy và tiền kim loại, có thể bao gồm tiền mã hóa theo định nghĩa của từng quốc gia.
- Tiền gửi: Là tiền mà các doanh nghiệp và cá nhân gửi vào ngân hàng thương mại nhằm mục đích phục vụ các thanh toán không dùng tiền mặt. Chúng có thể dễ dàng chuyển thành tiền mặt.
- Chuẩn tệ: Là những tài sản có thể dễ dàng chuyển thành tiền, chẳng hạn như trái phiếu, kỳ phiếu, hối phiếu, tiền tiết kiệm, ngoại tệ, tiền mã hóa như Bitcoin.
(Các bạn có thể tham khảo thêm tại nguồn: Wikimedia )
Bài đọc 2: Quan điểm về tiền
Gần đây báo chí và các trang mạng đang sục sôi với câu chuyện ly hôn của vợ chồng Trung Nguyên “Tiền nhiều để làm gì?”. Chúng ta chỉ là người ngoài cuộc, không nên phán xét người khác khi chưa biết rõ sự tình. Nhưng cá nhân mình rút ra được bài học sau câu chuyện này: Phải kiếm được thật nhiều tiền! Đúng, tiền không mua được hạnh phúc nhưng chúng ta chẳng mua được gì cả nếu không có tiền. Điều trước tiên phải biết quản lý tài chính cá nhân. Trong lúc loay hoay trong tìm cách quản lý tiền bạc của chính mình, mình tìm thấy nguyên lý 6 cái lọ – do T. Harv Eker lập ra. Theo Harv Eker, bất cứ ai cũng có thể sử dụng phương pháp 6 cái lọ để quản lý tiền bạc, kể cả khi bạn nghĩ rằng mình không có nhiều tiền để quản lý. Điều quan trọng là bạn cần phát triển nó thành thói quen. Thậm chí với 100 nghìn đồng, bạn vẫn có thể bắt đầu phương pháp này.
Hãy chia tiền của bạn thành 6 cái lọ hoặc 6 tài khoản ngân hàng, hay còn gọi là 6 quỹ tài chính. Bạn lưu ý, 6 quỹ này hoàn toàn tách biệt với nhau. Mỗi khi có tiền (lương, thưởng, hoặc bất kể nguồn thu nhập nào) hãy chia khoản tiền này vào ngay 6 quỹ. Việc này cần làm ngay và làm để tạo thành thói quen.
- Tự do tài chính là khi bạn sống một cuộc sống như bạn mong muốn mà không nhất tết phải làm việc hay phụ thuộc tài chính vào người khác. Nhiều người có thể về hưu sớm là nhờ họ được tự do tài chính. Quỹ tự do tài chính = 10%
Bạn không được tiêu tiền trong quỹ này, tiền của quỹ này chỉ được dùng để đầu tư và tạo ra thu nhập thu động cho bạn. Lập quỹ này cũng giống như bạn nuôi một con ngỗng để nó đẻ trứng vàng cho bạn, vì thế bạn tuyệt đối không được ăn thịt ngỗng (tức là không được tiêu tiền trong quỹ).
- Tiết kiệm dài hạn = 10%
Quỹ này có hai mục đích: Tiết kiệm cho dài hạn và tiết kiệm cho những trường hợp khẩn cấp. Ban đầu, bạn nên chia số tiền 10% tổng thu nhập này thành hai phần bằng nhau cho hai mục đích. Khi đã tiết kiệm đủ cho những trường hợp khẩn cấp (có giá trị tương đương khoảng 6 tháng chi tiêu hàng ngày) thì có thể cất riêng khoản này ra và tập trung cho những mục tiêu lâu dài như mua nhà, mua ôtô, cho con vào đại học.
- Giáo dục đào tạo = 10%
Bạn dùng quỹ này để phát triển bản thân: tham gia các lớp học, hội thảo, mua sách vở… Bạn nên nhớ, cách đầu tư tốt nhất chính là đầu tư vào học tập. Nếu bạn không phát triển có nghĩa là bạn đang chết.
- Nhu cầu thiết yếu = 55%
Quỹ này giúp bạn đảm bảo nhu cầu thiết yếu hằng ngày của cuộc sống: ăn uống, xăng xe đi lại, điện thoại, các hóa đơn điện nước, quần áo và các chi phí khác.
Nếu bạn không thể sống với 55% thu nhập của mình thì hoặc là bạn cần gia tăng thu nhập hoặc là bạn cần đơn giản cuộc sống, ví dụ thay vì đi taxi, bạn hãy đi xe bus, thay vì đi xe máy tay ga, bạn hãy đi xe số, thay vì ăn hàng thì tự nấu ăn ở nhà với những thực phẩm bình dân.
- Hưởng thụ = 10%
Hãy dùng quỹ này để chăm sóc bản thân, giúp bạn được hưởng cảm giác của người thành công và giàu có: ví dụ ăn những món sang trọng đắt tiền, đến những nơi bạn chưa từng đến, đi spa, đi nghe hòa nhạc….
Harv Eker khuyến cáo bạn nên tiêu hết tiền của quỹ này ngay khi một tháng kết thúc. Tuy nhiên, nếu bạn muốn được hưởng một dịch vụ đắt đỏ hơn, muốn đi một chuyến du lịch xa hơn, bạn có thể tiết kiệm quỹ này trong một quý trước khi sử dụng.
- Giúp đỡ người khác = 5%
Quỹ này dùng để làm từ thiện, giúp đỡ người thân, bạn bè…, như một cách thể hiện lòng biết ơn cuộc sống. Sống cũng có nghĩa là sẻ chia, bạn cho đi để nhận lại nhiều hơn.
(Nguồn vnexpress.net)
Dưới đây là video nói về tiền, về cách mà tiền vận hành… các bạn có thể tham khảo: