Chào bạn,
Đây là lộ trình tham khảo dành cho người bắt đầu học tiếng Anh từ đầu được đúc kết sau khi nghiên cứu trên nhiều đối tượng người học. Bạn có thể sử dụng nó như một lộ trình tham khảo trong 30 ngày liên tục chinh phục Khẩu hình tiếng Anh và làm chủ giọng nói.
Nào, cùng bắt đầu nhé!
Phần 1: Âm & Cảm thụ âm
Trong phần này, chúng ta tập trung luyện khẩu hình phát âm
+ Âm đơn lẻ
+ Âm trong từ (theo chủ đề)
Bài 1 | Nhập môn: Khẩu hình và Bản chất của ngôn ngữ
Trong bài học này, chúng ta đi sâu vào cách tạo ra 1 âm, 1 từ và 1 câu trong ngôn ngữ (Bổ dọc)
–> Trong câu có (nhiều) từ, trong từ có (nhiều) âm
–> Di chuyển khẩu hình + hơi thở một cách liên tục để tạo ra âm thanh
Bổ ngang: Lộ trình ngôn ngữ NGHE – NÓI – ĐỌC – VIẾT
Hãy tự trả lời, chúng ta ba đầu cho 4 kỹ năng này như thế nào.
Bài tập về nhà:
- Quan sát hơi thở (khi không nói và khi đang nói)
- Quan sát và phát hiện những khó khăn trong khi NÓI ngôn ngữ MẸ đẻ (tiếng Việt) và trong khi nói ngoại ngữ (tiếng Anh).
- Hình dung một giọng nói mà bạn muốn có trong tương lai (cảm thấy khó thì hãy dựa theo người mà bạn thần tượng để mô tả)
—–
Ví dụ:
- Vấn đề mà tôi gặp phải đối với tiếng Việt: Nói bị mệt, vài câu liên tục đã mệt rồi. Tôi không nói được câu dài, dễ mất hơi, tôi thấy mình thường xuyên bị đau rát cổ nếu nói liên tục chỉ sau 30 phút hay 1 tiếng.
Tiếng Anh: Tôi gần như cứng lưỡi không thể nói được, mở miệng khá là khó khăn, gần như không nghe được, nói bập bõm … cũng thấy e dè vì sợ phát âm sai và sai ngữ pháp :)
Tôi sẽ chuyển đổi khẩu hình và nói tốt hơn. Chắc chắn vậy, tôi đã có bước đầu hình dung về sự thay đổi trong giọng nói của mình. Tôi cảm ơn về sự nỗ lực của chính mình.
- Tôi hình dung:
Tôi thấy giọng tôi sau 3 tháng đã có thể nói được hầu hết các câu cơ bản trong tiếng Anh, mở miệng phát âm không bị cứng, có thể nói được câu cơ bản một cách dễ dàng;
Sau 6 tháng, tôi có thể nói nhiều chủ đề khó hơn, có thể nói câu dài, trình bày quan điểm của mình, có thể dịch thuật cơ bản;
Sau 1 năm: Tôi tự tin với tiếng Anh của mình, có thể nói chuyện với bất cứ ai ở hầu hết các chủ đề phổ biến trong cuộc sống, có thêm nhiều bạn bè nước ngoài, trao đổi thông tin một cách dễ dàng, tôi còn thấy mình có thể dịch cho mấy người bạn khi đi chơi hoặc trong khi làm việc ở chuyên ngành của mình.
—————————
Bài 2 | Định hình và cố định khẩu hình nguyên âm
Các âm cơ sở cấu hành nên nhiều âm khác. Trong tiếng Anh, một từ có thể không có phụ âm nhưng hắc chắn cần có nguyên âm.
Nguyên âm giúp mở khẩu hình trong tiếng Anh, việc làm quen với khẩu hình nguyên âm giúp người học học nhanh hơn, quen âm hơn và dễ dàng bắt chước nhiều âm khác.
Yêu cầu của bài học:
- Mở miệng to
- Quan sát (Quan sát chuyển động khẩu hình của chính mình, quan sát hơi thở ra vào)
Bài tập về nhà: Tiếp tục luyện tập quan sát hơi thở và cố định khẩu hình để miệng quen với khẩu hình mới.
————
Bài 3 | Nguyên âm (20 âm) & Phụ âm (phần 1: 15 âm)
Sau khi hoàn tất bài 2 và có một ngày quan sát, luyện tập, hầu hết người học đã nắm được khẩu hình âm và thoải mái hơn khi mở miệng. Cơ miệng dần đã quen, cũng nghe quen âm hơn.
Trong bài 3 này, chúng ta làm quen với di chuyển khẩu hình, luyện tập với 8 nguyên âm đôi và 15 phụ âm.
Bài tập về nhà:
- Thực hành và thu âm với 20 nguyên âm (12 nguyên âm đơn và 8 nguyên âm đôi)
- Thực hành các phụ âm (có thể bỏ qua nếu thiếu chắc chắn, sẽ được ôn tập lại sau)
Chú ý: 1. Quan sát; 2. Mở miệng to (đảm bảo âm rõ ràng, dứt khoát)
————
Bài 4 | 5.10.2019: Hoàn thiện 44 âm trong tiếng Anh
Học viên cũ đi học lại, cuối buổi nói: Giáo trình bây giờ dễ hiểu hơn trước rất nhiều ý.
Thực ra giáo trình vẫn thế, chỉ là cô Jen hướng dẫn theo một cách khác đi mà thôi.
Quan sát, làm việc thiếu quan sát thì việc tập trung cũng rất khó. Khi quan sát mọi thứ dần trở nên rõ ràng hơn. Người học được quan sát và hiểu sâu vận hành âm, bản chất âm hơn.
Học viên đã thực sự ý thức hơn về khẩu hình và hơi thở. Nếu so với ngày đầu tiên thì đúng là khác hoàn toàn (vậy mới nói nếu ai đó nghỉ 3 buổi học, và nếu có quan sát lớp học, người đã khá ngỡ ngàng về sự khác biệt ấy). Vậy nên đề nghị người học cần tham gia đầy đủ.
Trong bài học hôm nay, chúng ta đã ôn tập bài nguyên âm 3 bước, hoàn thành 44 âm trong tiếng Anh.
Bài tập về nhà:
- Ôn tập lại nguyên âm 3 bước
- Luyện tập 24 phụ âm theo video
- Tiếp tục quan sát, quan sát và quan sát (khẩu hình khi chuyển động âm, hơi thở mọi lúc)
—————
Bài 5 | 7.10.2019: Âm và ví dụ âm trong từ
Một niềm vui nho nhỏ là hôm nay học viên đã mở miệng to hơn và chuyển động tương đối linh hoạt. Cần duy trì việc này cho tới khi trở thành tự nhiên.
Hiện tại học viên đã đủ cơ sở để luyện tập âm trong từ. Hơn hết nên luyện âm trong từ theo chủ đề, giúp học viên có thể ôn tập cũng như dễ dàng ghi nhớ hơn, củng cố vốn từ.
Yêu cầu:
+ Tiếp tục quan sát Khẩu hình khi chuyển động, quan sát hơi thở (đừng căng thẳng vì không nhớ quá sát, nhớ ra quan sát là được).
+ Mở miệng to để nói rõ ràng và đẩy khẩu hình sâu hơn (dần dà tốt cho họng và cả hơi thở).
Bài tập về nhà:
- Thực hành chữ cái trong tiếng Anh (Alphabet)
- Luyện tập các ví dụ cả từng âm (Lưu ý nếu chưa đọc được từ nhiều âm tiết, học viên nên tách âm ra luyện tập, quan sát chuyển động âm, sau đó thực hành nhanh dần đều)
- Tiếp tục quan sát, quan sát và quan sát (khẩu hình khi chuyển động âm, hơi thở mọi lúc).
Chúc bạn thành công.
—————
Bài 6 | 8.10.2019 Âm trong từ (chủ đề: Số) và hướng dẫn một số công cụ học tập
Trong bài học này, học viên đã bước đầu làm chủ khẩu hình và giọng nói. Khi khẩu hình phải chuyển động nhiều hơn, đòi hỏi phải quan sát nhiều hơn.
Học viên được yêu cầu đi học đúng giờ, vào muộn sẽ thiếu mất phần khởi động (rất quan trọng, ảnh hưởng tương đối tới cả buổi học, tuy nhiên việc học đúng giờ là cần thiết). Chúng ta cần thay đổi thói quen.
Thống nhất sử dụng từ điển: cambridge
Cài Trang từ điển và trang web TiengAnhAZ ra ngoài màn hình chính của điện thoại hoặc bookmark trogn máy tính để tiện thao tác.
Bài tập
Thực hành âm trong từ: Học các số trong tiếng Anh
Học từ 1-20 hoặc 1-100
Yêu cầu: Tiếp tục quan sát, quan sát và quan sát (khẩu hình khi chuyển động âm, hơi thở mọi lúc).
—————
Bài 7 | 9.10.2019 – Âm theo chủ đề – Số và thời gian
Âm trong từ: Number là nội dung đầu tiên chúng ta thực hành theo chủ đề.
Mặc dù trên lớp đã thực hành tốt nhưng một số bạn học về nhà quên mất, thực hành âm chưa thực sự ổn định. Không sao, chúng ta tiếp tục tập luyện, hãy chú ý quan sát hơn nữa nhé!
Trong khi học về âm trong từ theo chủ đề, chúng ta vẫn tiếp tục điều chỉnh và hoàn thiện.
1. Thực hành các chủ đề sau và gửi qua telegram:
Âm trong từ theo chủ đề:
(Ghi chú: Khởi động 3 bước trước khi thực hành)
2. 3 bước nguyên âm
3. Tiếp tục quan sát, quan sát và quan sát (khẩu hình khi chuyển động âm, hơi thở mọi lúc).
—————
Bài 8 | 10.10.2019 Âm và các đơn vị thời gian trong tiếng Anh
Mỗi ngày lại tiến bộ hơn một chút. Nguyên âm dần ổn định hơn. Khi diễn đạt các âm cũng rõ ràng, dễ dàng hơn. Chúc mừng cả nhà.
Hôm nay chúng ta tiếp tục chuỗi topic về thời gian, cả nhà chú ý vẽ mindmap (theo tư duy mình mong muốn sao cho khoa học) và thực hành với chúng.
Ngoài ra, hôm nay chúng ta cũng có cơ hội luyện tập khi thêm s/es cho các trường hợp khác nhau và cách đọc ra sao. Thuận theo tự nhiên, âm có trước, chữ viết có sau.
Bài tập tập luyện:
———–
Bài 9 | 11.10.2019 Chuỗi thời gian và cây gia đình + ED
Ở bài trước chúng ta đã cùng nhau tập luyện với đơn vị thời gian.
Trong bài học này, chúng ta thực hành tìm hiểu về dòng thời gian. Sao lại nói là: Dòng
Như dòng nước, dòng sông, thì dòng thời gian trôi đi cũng sẽ không quay lại. Và cái gì đã qua chúng ta gọi là Quá khứ (Past), hiện hữu ở đây chúng ta có Hiện tại (Present) và những gì chưa diễn ra sẽ ở Tương lai (Future).
Chúng ta cần phân biệt rõ đơn vị thời gian và dòng thời gian.
Chủ đề tiếp theo: Gia đình.
Thành viên, mối quan hệ cũng như qua trình sinh trưởng của bản thân, chúng ta cần nắm được các thông tin cơ bản để giao tiếp chủ đề này.
Giới thiệu: ED khi xuất hiện trong các ví dụ.
Bài tập về nhà:
- Thực hành vẽ cây gia đình
- Vẽ quá trình sinh trưởng của bản thân và diễn đạt được (từ khi sinh ra —> già cỗi –> mất đi … ai hiểu sâu hơn thì viết thêm nữa nhé!)
- Tìm hiểu, quan sát và thí nghiệm với ba cách phát âm của ED cho các từ đã biết và hoặc gặp phải.
Gửi bài thu âm và hình vẽ nhé cả nhà!
Nice day nice weekend :)
———–
Bài 10 | 12.10.2019 Các bộ phận trên cơ thể & mô tả người
3 bước khởi động nguyên âm hôm nay chúng ta đã tròn trịa và không còn bị đẩy hơi nữa, giọng ổn định hơn.
Hôm nay chúng ta học thêm 1 kỹ thuật: Kết hợp giữa hình dung + quan sát và cảm nhận gọi tên cho các bộ phận, hoàn cảnh, cho các từ (từ ngữ mang cảm xúc và năng lượng liên quan tới mục đích của người nói)
Luyện tập theo hướng dẫn các chủ đề sau:
- Các bộ phận trên cơ thể
- Các từ mô tả
- Tiếp tục quan sát, quan sát và quan sát (khẩu hình khi chuyển động âm, hơi thở mọi lúc).
Bài 11 | 14.10.2019 Hình dung, thực tế và ứng dụng trong âm
Từ vựng vốn để mô tả hay chỉ một sự vật hiện tượng nào đó. Nếu học từ chỉ là để có từ vựng với mặt chữ, thiếu sức sống, học thiếu ứng dụng sẽ nhàm chán.
Vậy khi nói bất cứ từ nào, chúng ta cần biết mình đang nói gì: Cái gì to, hay nhỏ, hay đẹp, xấu … đúng với cách chúng ta cảm nhận, đánh giá chứ không phải cứ nói cho có.
Hãy ứng dụng phương pháp được học vào các chủ đề sau:
1. Các tính từ mô tả thông dụng nhất
2. Thời tiết
Chú ý thực hành tự hỏi và tìm hiểu xem thời tiết hôm nay sao, ra ngoài cần chuẩn bị gì không? rồi các hiện tượng thiên nhiên trong cuộc sống, hãy mô tả và liên hệ các yếu tố.
3. Mô tả biểu đồ thời tiết sinh động qua thời gian (tháng, mùa), diễn tả theo cách mình muốn, hướng dẫn trên lớp chỉ là một ví dụ.
Chú ý:
- Like các bài đã học để xác nhận đã nhận được video bài học.
- Bài học đã hoàn tất click: Xong hoặc Finish (bài viết sẽ được chuyển sang trạng thái màu xanh, chúng ta biết mình đã hoàn thành bài nào và bài nào chưa hoàn thành để có động lực hơn)
————-
Bài 12 | Âm và một số lưu ý
Hôm nay, một cảm giác âm của mỗi chúng ta đã chắc chắn hơn. Tuy nhiên, để thành thói quen vẫn cần thực hành càng nhiều càng tốt
Trong quá trình học, mỗi chúng ta sẽ có sự khó khăn ở mỗi âm là khác nhau. Chúng ta có thể luyện tập thêm ở đây
Bài học này sẽ diễn ra trong 2 buổi. Sau bài học tới chúng ta sẽ chuyển qua ÂM trong CÂU, luyện nói trong bối cảnh.
Bài học: 44 âm trong tiếng Anh
Chúng ta luyện tập và nhớ gửi file thu âm qua telegram nhé!
Cảm ơn cả nhà đã đồng hành
————–
Bài 13 | 15.10.2019 Ghép âm ngẫu nhiên (Phần 1)
Đây là bài thực hành quan trọng, cơ hội cho chúng ta ôn tập toàn bộ các âm đã học và luyện tập với cường độ cao.
Trong phần một, chúng ta ghép tất cả các phụ âm đi với tất cả các nguyên âm. Suốt quá trình học, yêu cầu người thực hành quan sát chuyển động (Khẩu hình và hơi thở) một cách liên tục.
Chúc chúng ta thành công.
———-
Bài 14 | 17.10.2019 Ghép âm ngẫu nhiên (Phần 2)
Vậy là trọn vẹn 2 tuần chúng ta cùng nhau học tập. Sau bài học ghép âm ngẫu nhiên, chúng ta đã quen hơn với chuyển động âm. Một số âm có lẽ trong tương lai chúng ta sẽ gần như không gặp. Nhưng hầu hết các âm sẽ xuất hiện đâu đó, trong từ nào đó.
Một số âm ghép này sẽ giống với âm ghép kia, điều này hết sức bình thường. Như chúng ta biết, đường đi của âm thanh tương tự sẽ ra âm tương tự.
Hôm nay đánh dấu một chặng đường trong quá trình luyện âm của chúng ta. Mỗi người đều đã có những thành quả, những khó khăn nào đó. Vậy nay chúng ta cùng viết ra những ghi nhận của chính sau cả một quá trình học và quan sát chính mình
(hơi thở tiến triển ra sao, khẩu hình thế nào, tiếng Anh của mình ra sao, tiếng Việt có tiến triển thế nào từ cách nói, câu nói, nội dung lời nói, mình đã nỗ lực ra sao …)
để tạo thêm cho chính mình động lực thực hành nghiêm chỉnh hơn. Đây là một bài thực hành quan trọng, hãy dành thời gian cho nó.
Bài tập: Tiếp tục thực hành và gửi bài Ghép âm ngẫu nhiên trên nhóm.
Bài tới: Thực hành ôn tập đối với từ, làm quen với quy tắc 6 bước và 21 ngày (Quy tắc: Bắt buộc tuân thủ)
Cảm ơn cả nhà đã cùng nhau nỗ lực <3
———
Bài viết trải nghiệm (Bắt buộc)
[Ghi nhận bản thân, ghi nhận người khác – Nhận biết bản thân rằng: Tôi đang ở đâu]
Vậy là chúng ta đã đánh dấu một dấu mốc quan trọng trước khi sang phần mới. Chắc chắn sẽ còn nhiều trải nghiệm khác nữa.
Từ hôm nay, bất cứ khi nào chúng ta có cảm xúc gì trong quá trình trải nghiệm tiếng Anh cũng như tiếng Việt, hãy viết ra để chia sẻ với chính mình, với những người bạn của mình.
Hãy biết ghi nhận sự tiến bộ của chính mình, biết ghi nhận người khác, cùng nhau ghi nhận sự tiến bộ, thay đổi của nhau. Để chúng ta cùng nhau tiến bộ.
Hãy viết suy nghĩ của chính mình sau khi quan sát, cứ viết mà thôi. Lúc viết cũng chú ý một chút quan sát hơi thở nhé! Rất tốt cho mỗi chúng ta, tốt như thế nào chúng ta sẽ cùng phân tích trong bài học tới.
Bây giờ hãy hít thở sâu 3 nhịp, nhắm mắt lại và nghĩ về các trải nghiệm vừa qua của mình… (bạn mở mắt ra rồi chứ?). Mở mắt ra rồi thì viết nào, viết nào.
—
Tại sao cần viết:
+ Rèn luyện khả năng tự quan sát bản thân
+ Ghi nhận sự tiến bộ của mình để có động lực và niềm tin vững chắc hơn
+ Là một lần nữa biết mình đang ở đâu, liệu đi đúng hướng chưa
+ Tăng khả năng diễn đạt, tư duy …
+ Bước đầu rèn luyện khả năng xây dựng ý và phát triển ý
————
Phần 2: Âm trong câu | Câu nói có chủ đích
Trong phần này, chúng ta mở rộng hơn về phương diện âm thanh
Âm thanh có chủ đích, câu nói có chủ đích –> câu nói có nghĩa để đạt được mục địch trong giao tiếp.
Tất nhiên chúng ta được thực hành diễn đạt câu nói ở nhiều mục đích cũng như ở nhiều khía cạnh khác nhau chứ không đơn thuần chỉ để NÓI.
Hãy quan sát ngay cả khi đang nói tiếng Việt để bổ trợ hơn cho tiếng Anh và ngược lại.
———-
Bài 15 | 18.10.2019 Quy tắc 6 bước và 21 ngày
Nhắc tới quy tắc, chắc chắn rồi, là việc cần tuân thủ để đạt được kết quả tốt nhất.
Quy tắc 6 bước: Gợi ý 6 Quy tắc 6 bước
Bước 1: Nghe và chép lại (lần 1)
Bước 2: Nghe và kiểm tra lại nội dung ghi chép, chỉnh sửa (nếu cần)
Bước 3: Nghe và xem transcript hoặc là sub trên video.
Bước 4: Nghe và kiểm tra sửa lại bài đã viết ở bước 1 và 2 sao cho đúng.
Bước 5: Nghe tập trung và bắt chước (đọc/nói đuổi), thu âm
Bước 6: Lặp lại bước 5, nghe lại thu âm và thu lại bản tốt hơn.
6 bước này hiệu quả cho bất cứ người học nào, cả người lớn và trẻ em.
Bài tập thực hành: 6 super steps – thực hành tiếng Anh với quy tắc 6 bước
Quy tắc 21 ngày: Mỗi bài học yêu cầu được trong 21 ngày, trong đó:
Ngày 1: Học theo quy tắc 6 bước
Ngày 2-21: Nghe và bắt chước (nói đuổi) theo bước 5 hoặc có thể thêm thu âm (bước 6)
Theo đó:
Ngày 1: Bài 1
Ngày 2: Bài 2 (6 bước) + Bài 1 (bước 6)
…
Ngày 20: Bài 20 (6 bước) + Bài 1-19 (bước 6)
Ngày21: Bài 1-20 (bước 6)
Ngày 22: Bài 2-20 (bước 6)
Lưu ý: 1 ngày có thể làm nhiều hơn 1 bài để rút ngắn quá trình học tập.
Chúc bạn thực hành tinh tấn & quan sát tinh tế :)
———-
Bài 16: 19.10.2019 Quy tắc 6 bước Bài 1-2
Một niềm vui vô cùng lớn đó là, dù mới chỉ biết tới quy tắc 6 bước và thử tự thực hành với bài 1 nhưng chúng ta đã làm rất tốt. Khẩu hình, hơi, nhịp điệu đã có sự kiểm soát và bước đầu thể hiện được cảm xúc. Điều này chứng tỏ phần âm trong từ đã có sự đầu tư thực hành không ít.
Chưa được thực hành âm trong câu nhưng phát âm biến chuyển rất lớn so với bài đầu vào của mỗi người. Do đó, chúng ta càng biết được tầm quan trọng nói rõ âm, nói âm trong từ tốt, câu cũng sẽ tốt.
Bài trước chúng ta được học về Quy tắc 6 bước và 21 ngày. Trong bài học hôm nay, chúng ta đi sâu hơn vào từng câu, nhịp điệu và luyện tập nói liền hơi.
Chú ý:
- Ngắt hơi ở những đoạn có nghĩa để lấy hơi
- Từ nối đi với từ, cụm từ hoặc mệnh đề ngay sau nó
Chữa bài 1 + thực hành 6 bước bài 2.
Bài tập về nhà: Thu âm bài 2, thực hành 6 bước với bài 3-4
Mỗi ngày đến lớp là một ngày vui. Cảm ơn cả lớp mình đã chăm chỉ học tập/đi học.
Hẹn gặp lại cả lớp sáng thứ 2 tới
——–
Bài 17: Eng26 | 21.10.2019: Ngắt, nghỉ, âm lượng cao thấp & cụm có nghĩa
Xin chào
Vậy là chúng ta đã nói khá tốt âm trong từ, âm trong câu đã có thể nói rõ ràng, tuy nhiên đôi khi lại chưa thể hiện đúng ý nghĩa, mục đích cũng như cảm xúc của chính mình. Điều này bình thường thôi, hãy thử xem cách chúng ta đang nói tiếng Việt thế nào.
Bài học hôm nay, chúng ta quan sát ngắt nghỉ, chú ý âm lượng của từ trong câu (cao thấp nhịp điều) trong bài phân tích của cả tiếng Việt và tiếng Anh.
Nhiệm vụ cả ngày: Quan sát cách chúng ta đang nói tiếng Việt. Chú ý: Nếu có thể hãy điều chỉnh để nói thành cụm có nghĩa, nói hết ý.
Mở miệng ra là nói, khi cần nói to (mở miệng to hơn và điều chỉnh âm vực dựa vào khẩu hình, không nhấn âm, đè âm, đẩy hơi –> nhanh mỏi miệng, đau rát họng nếu nói nhiều đấy!)
Bài 18 | Eng26 – 22.10.2019 Ngữ điệu, tốc độ, đối tượng, cảm xúc & bối cảnh
Trong bài học này, khi thực hành từng câu nói hãy chuyển đổi các yếu tố sau:
- Tốc độ
- Đối tượng người nghe
- Bối cảnh
- Cảm xúc của người nói
Hãy thử diễn đạt ở nhiều tình huống khác nhau cho cùng một câu nói. Lúc đó chúng ta nói chứ không còn là đọc.
Bài tập về nhà:
+ Luyện tập 6 bước với bài 6-7-8
Ghi nhớ:
+ Khởi động trước khi nói, nếu có thể hãy luyện bài 3 bước nguyên âm ít nhất 10 phút mỗi ngày.
+ Quan sát, quan sát và quan sát; mở miệng to rõ ràng khi nói.
Bài 19: Eng26 | 23.10.2019 Tốc độ khi nói & Dạng yếu của từ
Trong bài học này, chúng ta tiếp tục thực hành với ngữ điệu, cảm xúc và đặt vào bối cảnh để quyết định tốc độ lời nói.
Hãy thay đổi tốc độ nói để nhận biết sự biến chuyển của âm.
Tiếng Việt cũng như tiếng Anh, nói nhanh hay chậm không quan trọng bằng sự phù hợp, bối cảnh, mục đích nói. Tuy nhiên trong giao tiếp nói chung, quan trọng là hiểu nhau, nên duy trì việc nói ở tốc độ vừa phải để đạt được hiệu quả giao tiếp.
Dưới đây là link thực hành:
Và đừng quên hoàn thành 6 bước các bài: 8-9
Ghi nhớ:
+ Khởi động trước khi nói, nếu có thể hãy luyện bài 3 bước nguyên âm ít nhất 10 phút mỗi ngày.
+ Quan sát, quan sát và quan sát; mở miệng to rõ ràng khi nói. (cả tiếng Anh và tiếng Việt)
Bài 20: Eng26 | 24.10.2019 Dạng yếu của từ (tiếp) & thực hành với bài 8-9
Wowww. Vậy đã là bài 20 rồi. What an amazing day!
Một ngày đánh dấu mốc sau 20 giờ học cùng nhau trên lớp, và tất nhiên cùng với sự nỗ lực của tất cả chúng ta.
Dần chúng ta đã đi học sớm hơn, dậy sớm hơn trong tỉnh táo, quen với lịch làm việc, lịch học hành. If I were you, I would study a bit more. Âm thanh đó vẫn vang vọng trong đầu. Chúng ta đã có thể nói nó một cách dễ dàng hơn rồi đúng không?
Chúng ta một lần nữa thực hành lại bài weak form để bắt nhịp với thế giới thực nha, ở đó có những người nói rất nhanh.
Weak form chứa phiên âm | File Audio link
Thu âm lại bài 8-9 và tiếp tục 6 bước với các bài: 10-11
Đừng quên nghe và nói đuổi với tất cả các bài đã học trước đó nhé!
Lưu ý:
+ Khởi động trước khi nói, nếu có thể hãy luyện bài 3 bước nguyên âm ít nhất 10 phút mỗi ngày.
+ Quan sát, quan sát và quan sát; mở miệng to rõ ràng khi nói. (cả tiếng Anh và tiếng Việt)
+ Hãy thả lỏng, mở miệng ra là nói: chỉ dùng miệng (mở) và hơi thở. Không nhấn bằng cổ, “ấn” giọng nha.
+ Chú ý trọng âm và âm cuối
Bài 21| 25.10.2019 Ngắt & Nhả hơi trong ngôn từ khi nói
Hôm nay chúng ta một lần nữa quay trở lại khám phá tiếng Việt, sự ảnh hưởng của cảm xúc cá nhân với cảm xúc ngôn từ, mục đích nói.
Chúng ta quan sát nhiều về khẩu hình, hơi thở, hơi thở đã ổn định trong câu nói. Tuy nhiên, âm thanh chính là một đại diện của thiên nhiên: có thăng, có trầm, có cao có thấp, và có yếu tố nhạc trong đó. Dù vậy, giữa mục đích, cảm xúc và sự thể hiện đôi khi chưa có sự tương đồng. Đó là lý do mà nếu khi đọc sách chưa thực sự sống và hoà cùng nó thì nội dung của câu chuyện trong đó khó có thể toát lên được. Vậy mới nói, dù chất giọng có hay nhưng nói cũng có thể thiếu tự nhiên, huống chi là đọc.
Bản thân Âm thanh trong giọng nói được tạo ra từ hơi thở và khẩu hình. Đôi khi hãy lắng lại bằng các điểm ngắt có mục đích, xuống giọng bằng nhả hơi, hoặc xuống giọng dứt khoát (nhả 1 phần + ngắt hơi). Và rồi rất nhanh chóng hít vào được một hơi nhẹ nhàng. Cả quá trình đó giúp ta thư giãn, thư giãn ngay cả khi đang nói.
Từ bây giờ hãy quan sát cảm xúc trong lời nói bên cạnh hơi thở và chuyển động miệng.
& Hoàn thành bài tập 11-12-13 với quy tắc 6 bước.
Bài 22 | Eng26 – 26.10.2019 Thực hành bài 11-12 Thực hành cắt âm thừa trong câu
Trong bài học hôm nay chúng ta tập trung chữa bài hôm trước và quan sát nhận biết âm thừa của bản thân mình.
Bài tập về nhà: làm 6 bước đối với bài 13 14 15 đồng thời nghe lại và nói đuổi từ bài 1-12. Từ nào quên/mông lung đề nghị tra lại bằng từ điển.
Âm thừa là một trong những nguyên nhân làm chúng ta mất năng lượng và kéo dài từ, dễ nhận thấy ở chính giọng địa phương. Từ giờ hãy quan sát về giọng địa phương hay giọng một ai đó mà hay kéo dài từ hay trong chính giọng của mình. Hiện tượng này lặp đi lặp lại và không có chủ đích, chúng ta hiểu đây chính là thói quen, giống như một chứng bệnh mãn tính lâu ngày.
Để sửa được cần sự quan sát và thay đổi thói quen trong cách nói. Bài học tới chúng ta sẽ đi sâu hơn:
- Thay đổi tốc độ khi nói
- Quan sát âm thừa và hiện tượng giọng địa phương
Ghi chú: Luôn quan sát, mở miệng và thả lỏng miệng
Chúc cả nhà thành công ^^
Bài 23 | Eng26 – 28.10.2019 Điểm nhấn: Tốc độ, hạ giọng, khoảng chững (dừng) trong câu
Bài học ngày hôm nay chúng ta quan sát và chú ý điểm nhấn trong câu, thực hành thể hiện khi nói.
Một quan điểm mới về điểm nhấn: Nhấn là điểm gây chú ý, có ý đồ, không phải chỉ nó to nhấn giọng mới là nhấn. Đôi khi điểm nhấn thể hiện khi nói cao độ, hay hạ giọng, thậm chí là những khoảng dừng, chững lại trong câu, thậm chí là những lúc không cần nói gì, sự im lặng thánh thiện.
Bài tập:
Chúng ta một lần nữa thực hành với bài 16-17-18 với quy tắc 6 bước và ứng dụng Điểm nhấn khi thể hiện mục đích nói nhé!
Tiếp tục bài tập ghi nhận và quan sát bản thân để đánh dấu cũng như có định hướng đúng đắn hơn.
Ghi chú: Luôn quan sát, mở miệng và thả lỏng miệng khi nói.
Chúc cả nhà cuối tuần thật vui và ý nghĩa.
—–
Bài 24 | Eng26: 29.10.2019 Phân bổ năng lượng khi nói
Trong bài học hôm nay, chúng ta bước đầu học về phân bổ năng lượng. Khi nói, những thông tin được nhấn và không nhấn, quan trọng và ít quan trọng hơn, vậy thông tin nào cần được phân bổ năng lượng nhiều hay ít? Điều gì quyết định? Mục đích nói và định hướng khi nói.
Năng lượng nếu tập trung hết vào những âm đầu tiên của câu, đây cũng là một trong những nguyên nhân gây mất hơi, hụt hơi khi nói.
Thực hành với các bài 6 bước: 18-19-20
Và bài tập bổ sung: Name
Chú ý: Viết những từ hay được nói bằng màu xanh hoặc đen (từ ít quan trọng hơn) và phân biệt với từ quan trọng trong câu đó bằng màu đỏ. Sau đó, chúng hãy đọc rồi dùng nội dung như một gợi ý để phỏng vấn chính mình.
—
Bài 25: Eng26 | 30.10.2019 Ôn tập bài đầu vào & một số kênh hỗ trợ học tập
Trong bài học này, chúng ta đã cùng nhau ôn lại bài kiểm tra đầu vào và một số công cụ hỗ trợ học tập.
Quan sát câu nói trong các bối cảnh khác nhau với cách nói và thể hiện khác nhau tại qua: youglish.com – Kênh video hỗ trợ học tiếng Anh trực tuyến với nguồn dữ liệu khổng lồ trên youtube.
Chúng ta cũng được tìm hiểu về youtube và một số chức năng hỗ trợ hiệu quả.
Và Công việc ở nhà của chúng ta:
- Luyện tập và thu âm lại 20 bài
- Luyện tập 6 bước bài kiểm tra đầu vào
Chúng ta có thể tìm hiểu các biểu cảm khác nhau của câu nói trên youglish nhé!
Chúc cả nhà thành công ^^
———-
Bài 26: 31.10.2019 Phân tích Nói tự nhiên và đọc; Google và phương pháp tra cứu, học tập
Phần 1: Đọc và Nói tự nhiên
Khi đọc, người ta hình dung một người đọc trôi trải và rõ ràng từng chữ, rất chú trọng về khẩu hình và từ nhưng đôi khi quên mất tính ứng dụng thực tế.
Hãy sử dụng tài liệu cho việc đó như gợi ý cho việc nói, hãy chú ý tới bối cảnh để có ngữ điệu, lên xuống, ngắt nghỉ cho phù hợp với mục đích, mong muốn.
Phần 2: Phương pháp tìm kiếm Google, tra cứu và google translate.
Chỉ với google thôi, luyện tập có phương pháp, chúng ta có thể tự học rất nhiều. Hãy vận dụng triệt để các công cụ hiện có.
Bài tập:
- Dịch bài Holidays & traveling sang tiếng Việt (có thể sử dụng google dịch nhưng hãy quan sát và để ý để hiểu hơn và cách hình thành ý, nội dung cần biên tập cho thuần Việt)
- Tiếp tục thu 20 bài học và tổng hợp lại gửi vào cuối khoá.
Bài 27: 1.11.2019 Thực hành Quy tắc 6 bước trong hội thoại
Quy tắc 6 bước là niềm yêu thích của rất nhiều người học vì tác dụng to lớn của nó. Tuy nhiên để làm phương pháp này, việc đầu tiên cần luyện là:
- Khả năng nghe
- Khả năng đọc
Do đó, người học đã được rèn luyện những khả năng này trong suốt các bài học, đặc biệt là những ngày đầu tiên.
Trước khi học phần này, người học không thể phân biệt được cũng như không thể nghe được một số âm. Đó là lý do tại sao học xong phần này, người học lại quay lại ngôn ngữ mẹ đẻ và nhận ra rõ nét hơn vấn đề của mình và có ý thức hơn khi nói. Người học đã luyện được khả năng lắng nghe, quan sát. Xin chúc mừng ạ.
Bài tập: Thực hành quy tắc 6 bước trong hội thoại
Buổi tới:
- Tiếp tục một số công cụ học tập & giải phẫu 12 thì tiếng Anh. Tầm quan trọng khi hiểu chuỗi thời gian và mục đích nói/biết mình nói gì.
- 5 phút Bế giảng.
Chúc cả nhà thành công, tổng kết học tập vui vẻ.
—–
Bài 28: 2.11.2019 : Tiếp tục một số công cụ học tập & Bế giảng
Em gửi cả nhà một số trang hữu ích sau:
4.Dành cho ai thích kể chuyện: https://learnenglishkids.britishcouncil.org/short-stories/dogs-life
Chúng ta xem video và làm theo hướng dẫn nhé! Đây là phương pháp học chủ động, có tính ứng dụng cao. Do đó, chúng ta cố gắng thực hiện để củng cố ngữ pháp, gia tăng vốn từ và trau dồi cách diễn đạt.
Bài tập:
- Vận dụng Grammarly và Collocation viết 1 đoạn giới thiệu bản thân và gia đình.
- Sử dụng Anki tạo bộ thẻ về các thông tin cá nhân cho riêng mình.
- Ứng dụng phương pháp 6 bước để học các video ngắn qua các câu chuyện.
Thời gian có hạn nên buổi này lỡ mất phần: giải phẫu 12 thì tiếng Anh. Tầm quan trọng khi hiểu chuỗi thời gian và mục đích nói/biết mình nói gì. Xin lỗi cả nhà nhé!
Cả nhà nhớ trả bài đầy đủ nhaaaaaa! Hoàn thiện các bài tập (nếu còn thiếu).
Chúc chúng ta có một hành trình mới thú vị hơn, đáng sống hơn.
Finished (2.11.2019)